- Phong tục chào hỏi và giao tiếp ở MalaysiaPhong tục chào hỏi và giao tiếp ở Malaysia
- Phong tục ăn uống của người MalaysiaPhong tục ăn uống của người Malaysia
- Phong tục thời trang của người MalaysiaPhong tục thời trang của người Malaysia
- Phong tục tặng quà của người Malaysia Phong tục tặng quà của người Malaysia
- Phong tục tôn giáo tại MalaysiaPhong tục tôn giáo tại Malaysia
- Phong tục tang lễ tại MalaysiaPhong tục tang lễ tại Malaysia
- Phong tục cưới hỏi tại MalaysiaPhong tục cưới hỏi tại Malaysia
- Một số điều cấm kỵ trong phong tục MalaysiaMột số điều cấm kỵ trong phong tục Malaysia
Với một đất nước có nhiều cộng đồng người nước ngoài sinh sống như Malaysia thì phong tục, tập quán Malaysia rất đa dạng. Việc nắm rõ những phong tục này chắc chắn sẽ giúp bạn có chuyến du lịch trọn vẹn hoặc làm việc suôn sẻ tại Malaysia. Hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu phong tục Malaysia qua bài viết này nhé!
Phong tục chào hỏi và giao tiếp ở Malaysia
Người Malaysia rất coi trọng phép lịch sự và sự trang nhã trong các cuộc giao tiếp hàng ngày. Dù là trong cuộc sống cá nhân hay trong môi trường công việc, họ cũng rất chú trọng đến cử chỉ, lời nói. Đặc biệt là khách du lịch, nếu bạn hiểu rõ phong tục Malaysia này, bạn sẽ rất dễ gây ấn tượng với họ.
Đối với người Mã Lai, chào hỏi thường bắt đầu bằng từ "Salam" hoặc "Assalamualaikum". Hai từ này có nghĩa là "bình an cho bạn". Lời chào này thường kèm theo hành động đưa tay phải lên ngực để biểu thị sự kính trọng và chân thành.
Chào hỏi thể hiện sự cởi mở của người Malaysia
Trong giao tiếp với mọi người, nam giới thường bắt tay nhẹ nhàng. Nhưng khi giao tiếp với phụ nữ Hồi giáo, họ thường chỉ cúi đầu và mỉm cười thay vì bắt tay. Việc sử dụng các từ ngữ kính ngữ như "Encik" (ông), "Puan" (bà) và "Dato" (danh hiệu cao quý) khi chào hỏi cũng rất quan trọng. Họ giao tiếp với người lớn tuổi bằng những từ này.
Người Hoa tại Malaysia thường chào hỏi bằng cách nói "Ni Hao" (Xin chào) và bắt tay. Trong các buổi gặp gỡ chính thức, người Hoa thường trao đổi danh thiếp bằng cả hai tay để thể hiện sự tôn trọng. Phong tục Malaysia này rất được coi trọng. Khi chào hỏi người lớn tuổi, họ sẽ sử dụng các từ ngữ kính trọng như "Uncle" và "Auntie" dù không có quan hệ huyết thống để biểu thị sự tôn trọng và thân thiện.
Những cái bắt tay thân thiện của người Malaysia
Người Ấn Độ tại Malaysia thường chào nhau bằng cách chắp tay trước ngực và nói "Namaste" hoặc "Vanakkam". Hành động này tượng trưng cho việc kính trọng người đối diện. Trong môi trường làm việc, bắt tay là hình thức chào hỏi phổ biến. Tương tự như người Mã Lai, phụ nữ có thể không bắt tay với nam giới. Người Ấn Độ cũng chú trọng việc sử dụng danh xưng và kính ngữ khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao.
Cái bắt tay thân mật với nụ cười nở trên môi
Việc ăn mặc lịch sự và giữ khoảng cách phù hợp khi giao tiếp cũng là điều rất được coi trọng. Trong những buổi lễ, người dân tại đất nước này thường mặc trang phục dân tộc để thể hiện sự tôn trọng thần linh. Trong các cuộc gặp gỡ đối tác, việc đến đúng giờ là cách giúp bạn ghi điểm với người Malaysia.
>> Xem thêm: Khám phá phong tục, văn hóa Indonesia từ A – Z
Phong tục ăn uống của người Malaysia
Phong tục ăn uống tại Malaysia phản ánh sự đa dạng văn hóa và sắc tộc của quốc gia này. Một trong những phong tục Malaysia đáng chú ý nhất là cách ăn uống truyền thống bằng tay. Điều này có điểm tương đồng với người dân Ấn Độ. Họ thường sử dụng tay phải để ăn vì tay trái được coi là không sạch sẽ.
Người Malaysia thường rửa tay kỹ lưỡng trước và sau bữa ăn. Trong các bữa ăn truyền thống, thức ăn thường được phục vụ trên lá chuối hoặc đĩa và mọi người cùng chia sẻ món ăn.
Người Malaysia thường sử dụng tay phải để ăn
Văn hóa ẩm thực của Malaysia là sự kết hợp tinh tế của các món ăn và phong tục từ các cộng đồng người Mã Lai. Điều đó đã góp phần tạo nên một nền phong tục Malaysia phong phú, đa dạng. Bữa ăn chính của người Malaysia nhất định phải có cơm vì cơm là lương thực chủ yếu của họ. Các món ăn kèm bao gồm thịt, cá, rau củ, nước chấm cà ri,...
Người Malaysia thường không cần dùng đến các dụng cụ ăn uống trong các bữa ăn truyền thống
Phong tục ăn uống tại Malaysia cũng bao gồm các quy tắc ứng xử trong bữa ăn. Khi ăn cùng người khác, đặc biệt là trong các bữa sự kiện xã hội, người Malaysia thường chờ người lớn tuổi hoặc chủ nhà bắt đầu trước. Việc này thể hiện sự kính trọng và lịch sự.
Trong các bữa ăn chung, thức ăn thường được chia sẻ và mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức từng món để tạo nên không khí thân thiện và gắn kết. Đặc biệt, khi ăn uống với người Hồi giáo, bạn cần lưu ý không phục vụ hoặc ăn các món chứa thịt lợn và rượu vì đây là những điều cấm kỵ trong đạo Hồi.
Phong tục thời trang của người Malaysia
Malaysia là nước có nhiều cộng đồng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, 3 cộng đồng chủ yếu tại Malaysia là người Mã Lai, người Hoa và người Ấn Độ. Mỗi cộng đồng có những trang phục truyền thống riêng. Điều đó góp phần tạo nên màu sắc đa dạng trong phong tục Malaysia.
Các bộ trang phục dân tộc tại Malaysia đa dạng hoa văn, màu sắc
Người Mã Lai chiếm phần lớn dân số Malaysia và họ có những trang phục truyền thống đặc trưng riêng. Trang phục nam giới là Baju Melayu (gồm một áo dài tay thường có cổ cao và quần dài). Phụ nữ Malaysia thường mặc Baju Kurung (một bộ trang phục gồm áo dài tay và váy dài).
Ngoài ra, biến thể khác của Baju Kurung là Baju Kebaya với áo ôm sát cơ thể hơn. Chúng thường được mặc trong các dịp lễ hội và sự kiện quan trọng. Phụ nữ theo đạo Hồi thường đội khăn tudung để che phủ đầu và cổ
Baju Kurung là trang phục truyền thống của phụ nữ Malaysia
Người Hoa tại Malaysia vẫn giữ gìn những nét đặc trưng trong trang phục của họ. Trong phong tục Malaysia, nam giới thường mặc Changshan (một loại áo dài truyền thống) trong các dịp lễ và sự kiện đặc biệt. Phụ nữ thường mặc Cheongsam hay Qipao (một loại váy dài ôm sát cơ thể) với thiết kế tinh tế và đường nét thanh thoát. Loại trang phục này thường được làm từ vải lụa hoặc satin và được thêu hoa văn tinh xảo.
Những bộ trang phục Malaysia ấn tượng của nam giới
Người Ấn Độ tại Malaysia cũng duy trì trang phục truyền thống của mình. Nam giới thường mặc Kurta (một loại áo dài và Dhoti hoặc Lungi). Phụ nữ Ấn Độ thường mặc Sari (một mảnh vải dài quấn quanh cơ thể cùng với áo ngắn tay bên trong). Một loại trang phục phổ biến khác là Salwar Kameez gồm một chiếc áo dài (Kameez) và quần rộng (Salwar) đi kèm với khăn choàng Dupatta.
>> Xem thêm: Gợi ý những trang phục du lịch Malaysia đẹp nhất từ A – Z
Phong tục tặng quà của người Malaysia
Tặng quà là một phần quan trọng giúp gắn kết các mối quan hệ. Nó thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng và thiện chí của người tặng đối với người nhận. Đây cũng là phong tục Malaysia còn mãi đến ngày nay. Trong các dịp lễ hội như Hari Raya Aidilfitri, người Mã Lai thường tặng quà cho gia đình, bạn bè và hàng xóm. Họ sẽ tặng tiền mặt đựng trong phong bì xanh (duit raya) hoặc bánh kẹo truyền thống và các món ăn tự làm.
Trong các dịp lễ hội như Hari Raya Aidilfitri, người Mã Lai thường tặng quà cho nhau
Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Hoa tại Malaysia thường tặng quà là phong bao lì xì đỏ (ang pao). Trong đó chứa tiền may mắn cùng với các món ăn ngon và bánh mứt. Đối với lễ hội Deepavali của người Ấn Độ, người Malaysia thường tặng những món quà bao gồm bánh kẹo, trang phục truyền thống và đồ trang sức. Bên cạnh các dịp lễ hội, phong tục Malaysia này còn xuất hiện trong các sự kiện quan trọng như lễ cưới, sinh nhật, tân gia và các buổi gặp mặt kinh doanh.
Người Malaysia trao quà cho người nhận bằng cả 2 tay
Khi tặng quà, người Malaysia luôn chú ý đến sự tôn trọng và phép lịch sự. Họ thường gói và chọn các món quà phù hợp với sở thích và văn hóa của người nhận. Các món quà như rượu và sản phẩm từ lợn thường sẽ tránh tặng cho người Hồi giáo. Ngoài ra, các món quà liên quan đến số 4 (được coi là không may mắn) được tránh trong cộng đồng người Hoa. Tặng quà đúng và tuân thủ quy tắc thể hiện sự tôn trọng và tình cảm của người tặng mà còn là cách để củng cố và phát triển mối quan hệ xã hội và kinh doanh.
Phong tục tôn giáo tại Malaysia
Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất chiếm phần lớn dân số với khoảng 60% dân số. Người Hồi giáo thường thực hành các nghi lễ Islam như cúng tế và cầu nguyện hàng ngày. Họ sẽ thực hiện việc tiêu đạo trong tháng Ramadan và tham gia lễ Haji nếu có khả năng. Trong phong tục Malaysia, các ngày lễ Hồi giáo như Hari Raya Aidilfitri và Hari Raya Haji được mừng rộn ràng với các nghi lễ tôn giáo và thăm viếng gia đình và bạn bè.
Người Hồi quay quần bên trong trong bữa ăn của nghi lễ Hari Raya Aidilfitri
Phật giáo cũng là tôn giáo phổ biến đáng kể tại Malaysia, đặc biệt là ở các khu vực có cộng đồng người Hoa. Người Phật tử thường thực hành cúng bái tại các chùa, tu viện và đền thờ Phật giáo. Họ tham gia các nghi lễ và lễ hội Phật giáo như Vesak, Vu Lan và Kathina.
Những người dân đạo Hồi tươi cười niềm nở
Hinduism là tôn giáo chính của cộng đồng người Ấn Độ tại Malaysia. Các đền thờ và chùa Hindu thường là nơi diễn ra các nghi lễ và cúng tế như Puja và Aarti. Ngoài ra, lễ hội Deepavali cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Hồi. Theo phong tục Malaysia, mọi người sẽ thắp đèn dầu, cầu nguyện và ăn uống cùng gia đình và bạn bè trong buổi lễ.
Ngoài ra, Kitô giáo cũng có mặt tại Malaysia, đặc biệt là ở các cộng đồng dân tộc bản địa và người Hoa. Các nhà thờ Kitô giáo thường là nơi diễn ra lễ thánh và lễ cầu nguyện. Tôn giáo không chỉ là một phần quan trọng của đời sống tâm linh người Malaysia mà còn là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội và văn hóa trong cộng đồng. Sự đa dạng tôn giáo cũng tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú cho đất nước này.
Săn ngay: Tour Singapore - Malaysia 5 ngày 4 đêm
Phong tục tang lễ tại Malaysia
Ở Malaysia, khi gia đình có người mất. Gia đình của người mất sẽ tổ chức một buổi hòa tang mở cửa cho người quen đến thăm và chia sẻ nỗi buồn. Trong lễ tang, việc tuân theo các nghi lễ tôn giáo là điều quan trọng. Đối với người Hồi giáo, các nghi lễ như việc rửa xác và mai táng nhanh chóng theo truyền thống Islam là việc bắt buộc.
Trong phong tục Malaysia, người theo đạo Phật thường tổ chức các nghi thức trấn an và cầu nguyện cho linh hồn của người đã qua đời. Ngoài ra, người Hindu thường thực hiện các nghi lễ như đốt hương và thả hoa xuống sông để giải thoát linh hồn.
Mọi người thường mặc đồ đen khi đi đám tang tại Malaysia
Lễ tang thường kéo dài từ một đến nhiều ngày tùy thuộc vào tôn giáo và vùng miền. Trong thời gian này, gia đình và người thân thường sẽ chuẩn bị các mâm cơm và tiện đồ để cúng người đã mất. Theo phong tục Malaysia, họ cũng sẽ nấu cháo loãng hoặc chuẩn bị ít đồ ăn nhẹ để tiếp đãi những người đến thắp hương và phúng viếng trong lễ tang. Tại Malaysia, mọi người thường mua hoa đến tang lễ khi đến viếng thăm người mất.
Cuối cùng, sau khi lễ tang kết thúc, gia đình thường tổ chức một bữa tiệc nhỏ hoặc lễ cầu siêu cho linh hồn của người đã mất. Điều này giúp họ tưởng nhớ và tôn vinh người đã qua đời và cũng là cơ hội để cảm ơn những người đã đến chia sẻ nỗi đau và buồn bã cùng họ.
Phong tục cưới hỏi tại Malaysia
Về cưới hỏi, phong tục Malaysia là một sự kiện trọng đại. Lễ cưới thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào từng gia đình và vùng miền. Trước khi tiến hành lễ, gia đình của cả hai bên thường họp bàn để thảo luận về các vấn đề như ngày cưới, địa điểm và các nghi lễ truyền thống.
Cô dâu chú rể trong lễ hội với trang phục ấn tượng
Lễ cưới thường bắt đầu bằng lễ hỏi. Trong đó, gia đình của chú rể sẽ đến thăm gia đình của cô dâu và đưa ra sính lễ như trái cây, bánh kẹo và vàng,... Sau đó, lễ hỏi kết thúc với việc đặt ra một ngày cụ thể cho lễ cưới.
Lễ cưới của cô dâu và chú rể tại Malaysia
Ngày cưới thường diễn ra tại nhà thờ hoặc một địa điểm tổ chức tiệc. Theo phong tục Malaysia, cô dâu thường mặc trang phục truyền thống gọi là "Baju Kurung" hoặc "Kebaya" và chú rể sẽ mặc áo sơ mi, quần dài và áo vest. Một phần quan trọng của lễ cưới là lễ "Bersanding". Cô dâu và chú rể sẽ đứng cùng nhau trên một ngôi vị hoa lớn. Trong lễ này, gia đình và bạn bè của cả hai phía đều đến chúc mừng và chúc phúc cho đôi uyên ương.
Sau lễ cưới, một bữa tiệc lớn thường được tổ chức với các món ăn truyền thống như Nasi Minyak (cơm được hấp với dầu) và Ayam Masak Merah (gà sốt đỏ). Bữa tiệc thường kéo dài đến khuya với âm nhạc và vũ điệu. Cuối cùng, sau khi lễ cưới kết thúc, cô dâu và chú rể thường sẽ tiến hành một loạt các nghi lễ tại nhà để chính thức trở thành dâu, rể cho hai bên gia đình.
Săn ngay: Tour Malaysia 4 ngày 3 đêm
Một số điều cấm kỵ trong phong tục Malaysia
Tìm hiểu về phong tục Malaysia, bạn cũng nên biết một số điều cấm kỵ mà bạn nên tuân theo khi đi du lịch.
-
Không đụng chạm vào đầu người khác: Đầu được coi là phần cao quý của cơ thể, việc chạm vào đầu của người khác được coi là không tôn trọng.
-
Không sử dụng bàn tay trái: Với người Malaysia, việc sử dụng bàn tay trái để làm việc hoặc trao đồ là không lịch sự và không sạch sẽ.
-
Không mặc quần áo gợi cảm tại các địa điểm tôn giáo: Khi thăm các địa điểm tôn giáo như đền đài hay nhà thờ, bạn nên mặc quần áo kín đáo để tôn trọng không gian linh thiêng.
-
Không dùng chân chạm vào người khác: Trong phong tục của Malaysia, chân được coi là phần thấp kém. Vì vậy, việc dùng chân chạm vào ai đó được coi là không lịch sự.
-
Không sử dụng ngón tay trỏ khi chỉ ra người khác: Trong văn hóa Malaysia, việc sử dụng ngón tay trỏ để chỉ ra người khác có thể được coi là thô lỗ, thiếu tôn trọng.
-
Không đến trễ khi tham dự các sự kiện quan trọng: Đúng giờ được xem là điều quan trọng hàng đầu trong văn hóa giao tiếp tại Malaysia. Việc đến trễ được coi là không tôn trọng đối với người tổ chức và những người tham dự.
-
Không nói tục chửi thề: Không riêng gì người Malaysia, đặc biệt là khách du lịch nên hạn chế việc sử dụng những câu nói tục lớn tiếng.
Hành động chỉ ngón tay vào người đối diện bị xem là thiếu lịch sự
Trên đây là những phong tục Malaysia mà bài viết đã cung cấp cho bạn. Khám phá phong tục Malaysia là một hành trình tuyệt vời để hiểu sâu hơn về sự đa dạng văn hóa và tôn giáo của đất nước này. Để khám phá thêm nhiều điều thú vị, bạn hãy nhấc máy gọi ngay 1900 3398 để book tour du lịch Malaysia giá tốt nhất.