Mục lục [Hiện]
  1. Thị thực là gì?
  2. Các loại thị thực Việt Nam?
  3. Thời hạn của thị thực nên biết
  4. Điều kiện để được miễn thị thực Việt Nam
  5. Điều kiện để được cấp thị thực Việt Nam
  6. Những điều cần biết về thị thực visa
  7. Làm visa uy tín, trọn gói cùng Vietnam Booking

Thị thực là gì? Những bạn điều cần biết về thị thực visa?

Thị thực là gì mà không thể thiếu trong các chuyến hành trình xuất ngoại. Vậy thị thực visa là gì? Nếu đang tìm kiếm câu trả lời thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để không bị nhầm lẫn trong quá trình làm thủ tục xin cấp thị thực.

Thị thực là gì?

Để trả lời cho câu hỏi thị thực là gì ? Visa hay còn gọi là thị thực nhập cảnh bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể được thể hiện bằng một con dấu đóng vào hộ chiếu hoặc một văn bản rời.

Tuy nhiên, một số quốc gia cũng không đòi hỏi thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp hoặc đối tượng, đây là kết quả thỏa thuận giữa quốc gia đó với quốc gia của đương đơn xin thị thực visa.

thị thực

Thị thực thường được cấp bằng cách đóng trực tiếp vào hộ chiếu. (Ảnh: Internet)

Mỗi quốc gia sẽ có các yêu cầu khác nhau về thị thực. Chẳng hạn như thời hạn visa, thời gian lưu trú hay còn gọi là khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ. Visa được chia thành loại một lần hoặc nhiều lần. Đối với thị thực nhiều lần, bạn có thể bị thu hồi nếu vi phạm điều luật của nước sở tại.

Thị thực thường được cấp trực tiếp tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán nước sở tại tại quốc gia bạn sinh sống, thông qua Cơ quan lãnh sự của quốc gia đó, hoặc qua công ty du lịch/ trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực được ủy quyền,… Trong trường hợp quốc gia bạn sống không có Đại sứ quán/ Lãnh sự quán nước sở tại, đương đơn cần đến một nước thứ ba có các cơ quan đại diện này để xin visa.

Các loại thị thực Việt Nam?

Bên cạnh câu hỏi thị thực là gì, nhiều người cho rằng thị thực visa là 2 loại khác nhau, nhưng thực chất thị thực là một tên gọi khác của visa. Visa Việt Nam có rất nhiều loại, mỗi loại cấp cho một mục đích khác nhau. Khi visa hết hạn, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể thực hiện thủ tục gia hạn để có thể tiếp tục lưu trú hợp pháp tại Việt Nam. 

Nếu đang tìm hiểu về thị thực Việt Nam, trước hết hãy cùng Vietnam Booking tìm hiểu về các loại thị thực Việt Nam:

STT

Kí hiệu visa

Đối tượng cấp

1

NG1

Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ

2

NG2

Các loại visa NG2 cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

3

NG3

Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ

4

NG4

Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ

5

LV1

Thị thực loại LV1 cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

6

LV2

Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

7

DT

Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

8

DN

Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam. Các loại visa Việt Nam diện DN được nhiều người nước ngoài quan tâm.

9

NN1

Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

10

NN2

Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam

11

NN3

Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam

12

DH

visa thị thực Việt Nam diện DH cấp cho người vào thực tập, học tập

13

HN

Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo

14

PV1

Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam

15

PV2

Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam

16

LD

Cấp cho người vào lao động

17

DL

DL là ký hiệu của visa du lịch, cấp cho người vào tham quan, du lịch

18

TT

Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam

19

VR

Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác

20

SQ

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực visa có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

  • Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.
  • Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

Thời hạn của thị thực nên biết

Khi visa sắp hết hạn, bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp thị thực mới. Thời hạn của visa thường ngắn hạn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Cụ thể, thời hạn của các loại visa Việt Nam như sau:

📍 Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.

📍 Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.

📍 Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.

📍 Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.

📍 Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

📍 Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.

📍 Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

Điều kiện để được miễn thị thực Việt Nam

Miễn visa là thủ tục mà người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải xin thị thực. Trong trường hợp không được miễn, bạn bắt buộc phải chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu để xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam.

Thời điểm hiện tại, những trường hợp dưới đây sẽ được miễn thị thực Việt Nam:

Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

➥ Du khách có thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định

➥ Đương đơn vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

➥ Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: Có sân bay quốc tế; Có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

➥ Thuộc trường hợp đơn phương miễn thị thực Việt Nam theo quy định

➥ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

✍ Đừng bỏ lỡ: Dịch vụ dịch thuật uy tín

thị thực visa

Một số trường hợp sẽ được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Điều kiện để được cấp thị thực Việt Nam

Để được cấp thị thực visa vào Việt Nam, người xin visa cần thỏa mãn các điều kiện dưới đây theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền:

🔹 Có hộ chiếu còn thời hạn theo quy định.

🔹 Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

🔹 Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều  21 của Luật này

Các trường hợp sau khi đề nghị cấp giấy thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

🔹 Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

🔹 Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

🔹 Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

🔹 Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Riêng visa điện tử sẽ cấp cho người nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.

Những điều cần biết về thị thực visa

Visa có giá trị lớn trong việc xuất nhập cảnh của cư dân các nước. Để đảm bảo tính ổn định cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân, Chính phủ đưa ra các quy định về visa tiêu biểu như: Quy định về thời hạn, thời gian gia hạn, quy định về việc xin cấp mới thị thực cho người nước ngoài, chi phí gia hạn thị thực visa,… Đương đơn xin visa cần lưu ý và tuân thủ các quy định để làm đúng theo yêu cầu.

Theo nghị định về hộ chiếu và thị thực thì visa Việt Nam bao gồm 5 loại:

➤ Thị thực xuất cảnh: Đây là bằng chứng cho phép người sở hữu visa được phép xuất nhập cảnh khỏi quốc gia cấp visa.

➤ Thị thực nhập cảnh: Đây là bằng chứng do Chính phủ nước ngoài cấp cho người nước ngoài muốn đến quốc gia của họ.

➤ Thị thực xuất- nhập cảnh và thị thực nhập-xuất cảnh. Hai loại visa này có giá trị một lần trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng và có thể được gia hạn không quá 6 tháng.

➤ Thị thực quá cảnh dùng trong trường hợp đương đơn quá cảnh khi thực hiện chuyến bay đến một quốc gia khác. Số thị thực quá cảnh cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thờ hạn 3 tháng kể từ ngày cấp. Đối với người quá cảnh lưu lại Việt Nam không quá 72h thì được miễn visa.

*Lưu ý: Thông thường, visa xuất nhập cảnh sẽ có thời hạn trong 3 tháng và được gia hạn trong thời gian không quá 3 tháng.

visa thị thực

Xin thị thực nhanh chóng khi đồng hành cùng Vietnam Booking. (Ảnh: Internet)

Làm visa uy tín, trọn gói cùng Vietnam Booking

Làm visa ở đâu là băn khoăn của nhiều người, nhất là những đương đơn chưa có kinh nghiệm. Để được hỗ trợ xin cấp thị thực nhanh chóng, Vietnam Booking là địa chỉ mà bạn không nên bỏ qua.

Với kinh nghiệm hơn 12 năm trong lĩnh vực thị thực, Vietnam Booking vinh dự trở thành địa chỉ làm visa quen thuộc của đông đảo quý khách hàng trong và ngoài nước. Không chỉ hỗ trợ xin thị thực, Vietnam Booking còn có thế mạnh trong lĩnh vực làm công văn nhập cảnh, xin giấy phép lao động, làm thẻ tạm trú, thẻ thường trú, đặc biệt không thể không nhắc đến là dịch vụ làm thẻ APEC chuyên nghiệp.

Đồng hành cùng Vietnam Booking, quý khách sẽ được làm việc với đội ngũ chuyên viên visa giàu kinh nghiệm, thành thạo ngoại ngữ, được đào tạo bài bản và cập nhật nhanh chóng những thay đổi về thủ tục làm thị thực của Cơ quan thẩm quyền. Từ đó, lên phương án hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng tối ưu nhất. Dịch vụ làm visa tại Vietnam Booking cũng đảm bảo hợp lý và cạnh tranh nhất.

Bạn còn chần chừ gì, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng hỗ trợ 24/7 của Vietnam Booking qua số hotline: 1900 3498 để được thông tin và tư vấn thêm về những vấn đề liên quan đến câu hỏi thị thực là gì.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN XIN VISA NGAY

Tú Anh 16:00 24/10/2022 | 414 lượt xem
Messenger
Messenger
Whatsapp
Whatsapp
18000061
18000061
Gửi Mail
Gửi Mail