- Bắt buộc giữ yên lặng ngay chính ngôi nhà của bạnBắt buộc giữ yên lặng ngay chính ngôi nhà của bạn
- Không thể giải quyết xung đột bằng cách trao đổi cá nhânKhông thể giải quyết xung đột bằng cách trao đổi cá nhân
- Quảng cáo âm thanh trên đường phố có thể gây khó chịuQuảng cáo âm thanh trên đường phố có thể gây khó chịu
- Tỷ lệ ngoại tình ở Nhật Bản rất thấp, chỉ khoảng 20%Tỷ lệ ngoại tình ở Nhật Bản rất thấp, chỉ khoảng 20%
- Hơn 700.000 người trẻ có lối sống HikikomoriHơn 700.000 người trẻ có lối sống Hikikomori
- Đi đâu cũng phải tặng quàĐi đâu cũng phải tặng quà
- Vòng quan hệ xã hội chia thành 2 nhóm: Uchi và SatoVòng quan hệ xã hội chia thành 2 nhóm: Uchi và Sato
- Kết bạn với người ngoại quốc chủ yếu để trục lợiKết bạn với người ngoại quốc chủ yếu để trục lợi
- Những người yêu nhau chỉ gặp gỡ 1 - 2 lần/thángNhững người yêu nhau chỉ gặp gỡ 1 - 2 lần/tháng
Các nước quốc tế ca tụng về sự tỉ mỉ, chỉn chu và kỷ luật của người Nhật Bản. Thế nhưng, ít ai biết rằng có những điều gây phiền cho cuộc sống của người Nhật đến nỗi họ phải lắc đầu ngao ngáo. Vậy những điều ấy là gì? Cùng Vietnam Booking tìm hiểu về quy tắc, lối sống gây phiền nhiễu đến người Nhật qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bắt buộc giữ yên lặng ngay chính ngôi nhà của bạn
Ở Việt Nam, bạn có thể bật karaoke, tán gẫu cùng bạn bè trong các dịp lễ quan trọng ngay trong ngôi nhà của chính mình mà không sợ hàng xóm than phiền. Thế nhưng, Nhật Bản luôn đề cao sự yên tĩnh.
Người hàng xóm sẽ không ngần ngại khiếu nại nếu bạn đi bộ quá to hay gây ồn ở khu vực xung quanh. Do phần lớn người Nhật sử dụng vật liệu rất nhẹ khi xây nhà và tường rất mỏng. Vì thế, bạn có thể thấy âm thanh của hàng sáng rất rõ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn phải giữ yên lặng ngay tại ngôi nhà, thậm chí là chốn công cộng.
Giữ yên lặng là quy tắc bất thành văn khi bạn chung sống một khu vực với hàng xóm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Một blogger người Nga từng tiết lộ trên kênh Youtube rằng người hàng xóm đã phàn nàn với chủ nhà, vì anh đã đóng cửa tủ quá to. Tuy nhiên, không phải hầu hết người Nhật đều im lặng hay đi khẽ. Những người trẻ ở Nhật vẫn thích tiệc tùng, nghe nhạc và nói chuyện lớn tiếng.
>>> Xem thêm: 10 trải nghiệm tại Nhật Bản giúp chuyến đi của bạn thêm phần trọn vẹn
2. Không thể giải quyết xung đột bằng cách trao đổi cá nhân
Đây được xem là một trong những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật nhất hiện nay. Có nhiều người thắc mắc rằng tại sao người hàng xóm không gõ cửa và yêu cầu blogger người Nga đóng cửa tủ. Nhắc nhở trực tiếp sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn là việc phàn nàn với chủ nhà. Có thể nói, đây là văn hóa ứng xử của người Nhật. Họ dường như không muốn giải quyết xung đột một cách trực tiếp, mà chỉ muốn viết thư tay cho chủ nhà. Sau đó, chủ nhà có trách nhiệm nhắc nhở, phàn nàn với người hàng xóm gây ra tiếng ồn và phiền nhiễu nên dừng lại.
Người Nhật Bản không có xu hướng giải quyết xung đột trực tiếp (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Đôi khi, chỉ có một vài vấn đề rất nhỏ nhưng họ phải dùng cách viết thư tay khiếu nại gián tiếp mới giải quyết xung đột. Thoạt mới nghe qua, chúng ta sẽ nghĩ rằng tại sao người Nhật lại làm phức tạp hóa mọi chuyện lên? Tuy nhiên, nếu nhìn nhận sâu vào vấn đề, bạn sẽ thấy hành động này hoàn toàn tương ứng với tính cách, lối sống, cách ứng xử của người Nhật.
3. Quảng cáo âm thanh trên đường phố có thể gây khó chịu
Trái ngược với quy định nghiêm ngặt về việc giữ im lặng nơi công cộng, các xe tải quảng cáo có loa âm thanh trên nóc sẽ phát thanh khắp mọi nẻo đường. Họ lái chiếc xe này qua các con phố và quảng bá đầy đủ các nội dung như: dịch vụ sửa chữa, bán bánh, bầu cử chính trị,...
Mặc dù nhiều người dân bản địa tỏ ra rất khó chịu về những âm thanh gây phiền nhiễu này. Thế nhưng, những chiếc xe này vẫn hoạt động hết công suất mỗi ngày, thậm chí là ngày chủ nhật - ngày duy nhất mà người Nhật có một giấc ngủ ngon. Một điều kỳ lạ hơn, cảnh sát rất khoan dung khi xử lý những chiếc xe này, bất chấp sự phàn nàn của người dân địa phương. Đây cũng là một trong những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật nhưng họ vẫn chưa tìm ra được phương án giải quyết thỏa đáng.
Khuyến mãi HOT:Tour hoa anh đào Nhật Bản 5N5Đ
4. Tỷ lệ ngoại tình ở Nhật Bản rất thấp, chỉ khoảng 20%
Chúng ta đều biết rằng nước Nhật là một trong những quốc gia Châu Á có tỷ lệ sinh thấp nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ ly hôn ở Nhật Bản lại vô cùng thấp. Ngay cả hôn nhân gặp vấn đề về hôn nhân, họ sẵn sàng chọn ở cùng nhau. Bởi vì, hầu hết phụ nữ Nhật Bản lo lắng rằng nếu ly hôn, họ sẽ gặp khó khăn về tài chính, còn đàn ông lại sợ không được gặp con cái. Đây cũng là lý do dẫn đến tỷ lệ ly hôn hay tỷ lệ vợ/chồng không chung thủy rất thấp. Theo một cuộc khảo sát, chỉ có 15,2% phụ nữ và 20,5% đàn ông lừa dối bạn đời của mình ở Nhật.
Rất ít vụ ly hôn diễn ra ở Nhật Bản do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
5. Hơn 700.000 người trẻ có lối sống Hikikomori
Hikikomori là thuật ngữ chỉ người trẻ tuổi chủ động cô lập mình khỏi xã hội. Phần lớn họ đều sống phụ thuộc vào người thân của mình. Thời gian chủ yếu của họ là nhốt bản thân trong căn phòng, họ hiếm khi (thậm chí không bao giờ) rời khỏi căn phòng của chính mình.
Lối sống Hikikomori là dấu hiệu đáng báo động khi người trẻ có xu hướng thoát ly khỏi xã hội (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Một số người còn không liên lạc với những người bên ngoài. Các mối quan hệ xã hội của họ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không chỉ thế, có người còn sống trong nhà 7 - 10 năm, nhu yếu phẩm được giao đến tận cửa do người thân cung cấp. Chính phủ Nhật Bản đang lo lắng về hiện tượng xã hội này và tìm mọi cách để họ trở lại cuộc sống bình thường. Đây là một trong những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật khiến cả chính phủ, người dân quan tâm nhất hiện nay.
>>> Xem thêm: Mẹo xin visa du lịch Nhật Bản tự túc chi tiết từ A-Z
6. Đi đâu cũng phải tặng quà
Một trong những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật là khi đi du lịch phải mua quà về cho người thân, đồng nghiệp. Cho dù đó là một chuyến đi chơi ngắn ngày tại thị trấn kế bên. Đây dường như trở thành quy tắc bất thành văn trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Nếu bạn không làm việc này, bạn sẽ trở nên rất kỳ quặc. Thậm chí, có nhiều người nói đùa rằng người Nhật có thể dành 15 phút để ngắm cảnh và 45 phút để chọn quà lưu niệm. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây hoàn toàn là sự thật.
Tặng quà lưu niệm sau mỗi chuyến du lịch trở thành văn hóa ứng xử phổ biến ở Nhật Bản (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
7. Vòng quan hệ xã hội chia thành 2 nhóm: Uchi và Sato
Người Nhật Bản chia hai đối tượng tiếp xúc thành 2 nhóm quan hệ cơ bản, bao gồm: Uchi và Soto. Uchi là ý chỉ vòng quan hệ bên trong (mối quan hệ mật thiết), bao gồm gia đình, bạn bè thân thiết, đồng nghiệp lâu năm. Còn tất cả các mối quan hệ khác ngoài phạm vị kể trên đều là Sato.
Uchi là thuật ngữ chỉ nhóm mối quan hệ thân thiết và Sato là ý chỉ mối quan xã giao thông thường (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Sự phân biệt 2 nhóm này rõ ràng đến nỗi người Nhật phải sử dụng thành thuật ngữ giao tiếp hằng ngày. Việc nâng cấp từ mối quan hệ Uchi sang Soto vô cùng khó và mất nhiều thời gian để hình thành sự thân thiết. Tuy nhiên, một số người trẻ tiến bộ cho rằng hệ thống phân chia này có hại cho xã hội. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều vụ tử tự và phong trào thoát ly khỏi xã hội của nhóm người Hikikomori.
Vi vu Nhật Bản:Tour du lịch Cung đường Vàng Nhật Bản 6N5Đ
8. Kết bạn với người ngoại quốc chủ yếu để trục lợi
Hầu hết các phương tiện truyền thống trong và ngoài nước cho rằng kết bạn với người Nhật rất khó. Thế nhưng, cộng đồng “Gaijin hunter” (tạm dịch: thợ săn người ngoại quốc) ở Nhật lại làm điều đó rất dễ dàng. Thậm chí, một trong số họ còn hẹn hò với người nước ngoài. Mục đích chung của việc kết bạn với người ngoại quốc là họ muốn khoe khoang với bạn bè hoặc học ngoại ngữ miễn phí. Mặc dù đây không hẳn là một trong những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật. Tuy nhiên, phần lớn người bản địa không thích điều này.
>>> Xem thêm: Khám phá bí ẩn trong du lịch tâm linh ở Nhật Bản
9. Những người yêu nhau chỉ gặp gỡ 1 - 2 lần/tháng
Một điều bất ngờ là các cặp tình nhân ở Nhật Bản không gặp nhau mỗi ngày. Thậm chí, một số cặp đôi chỉ hẹn hò khoảng 1 - 2 lần/tháng. Tuy nhiên, họ hoàn toàn cảm thấy ổn về điều đó. Họ không dành quá nhiều thời gian cho nhau, nhắn tin hỏi thăm hay gửi ảnh mỗi ngày. Nhưng không đồng nghĩa với việc họ không yêu nhau. Nguyên nhân chủ yếu là Nhật Bản không phát triển văn hóa tán tỉnh. Và họ không thể hiện tình cảm chốn công cộng, điều gần gũi nhất họ làm là nắm tay nhau.
Các cặp đôi Nhật Bản dành rất ít thời gian cho nhau (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về những điều gây phiền cho cuộc sống người Nhật. Hy vọng với những chia sẻ của Vietnam Booking, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa, lối sống của người Nhật. Nếu có nhu cầu đặt tour du lịch Nhật Bản, xin quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3398 của Vietnam Booking để được tư vấn miễn phí nhé!