Du lịch 5 châu, không đâu rẻ bằng

Nhà cổ Tấn Ký Hội An – “Bảo tàng sống” có tuổi đời hơn 200 năm

Mục lục [Hiện]
  1. Sơ nét về Nhà cổ Tấn Ký Hội An
  2. Lịch sử xây dựng Nhà Cổ Tấn Ký Hội An
  3. Kiến trúc nhà cổ Tấn Ký Hội An có gì đặc biệt?
    1. 3.1 Kiến trúc Việt Nam truyền thống
    2. 3.2 Kiến trúc cổ Nhật Bản 
    3. 3.3 Kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa
    4. 3.4 Vị trí đắc địa của nhà cổ Hội An
  4. Giá vé và giờ giấc hoạt động của nhà cổ Tấn Ký Hội An
    1. 4.1 Giá vé tham quan nhà cổ Tấn ký Hội An
    2. 4.2 Giờ giấc mở cửa
  5. Nhà cổ Tấn Ký Hội An - Nơi lưu giữ các món đồ cổ quý giá
  6. Những địa điểm du lịch gần nhà cổ Tấn Ký Hội An
    1. 6.1 Chùa Cầu
    2. 6.2 Hội quán Phúc Kiến
    3. 6.3 Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An
  7. Những kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An

Nhắc đến Hội An, hầu hết chúng ta thường nghĩ đến dòng sông Hoài thơ mộng, lồng đèn đầy màu sắc treo cao và các khu di tích. Trong đó, nhà cổ Tấn Ký Hội An chính là nét chấm phá đặc sắc làm nên vẻ đẹp văn hóa độc đáo cho Hội An. Nhà cổ hàng trăm năm tuổi này chính là sự kết hợp hài hòa giữa 3 nền kiến trúc Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam. Ngày nay, nhà cổ Tấn Ký dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn được yêu thích bậc nhất Hội An. Hãy cùng Vietnam Booking khám phá “tất tần tật” về nhà cổ Tấn Ký qua bài viết sau đây nhé!

Sơ nét về Nhà cổ Tấn Ký Hội An

Nhà cổ Tấn Ký Hội An ở đâu? Nhà cổ tọa lạc tại Số 101, đường Nguyễn Thái Học, phường Minh An, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây được xem là vị trí đắc địa nhất Hội An vì con đường này gắn liền với nhiều địa danh văn hóa - lịch sử nổi tiếng khác, có thể kể đến như: Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An, Nhà biểu diễn Nghệ thuật Cổ truyền Hội An,... 

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi đầu tiên được vinh danh Di sản Quốc gia. Đồng thời, nhà cổ còn được xem “bảo tàng sống” vì còn giữ gần như nguyên vẹn toàn bộ kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật của phố cổ Hội An. Khi đến nơi đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc đặc sắc mà còn có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt cổ.

nhà cổ tấn ký hội an - sơ nét về nhà cổ

Nhà cổ Tân Ký là một trong những biểu tượng độc đáo làm nên tên tuổi của Hội An (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Mặt khác, từ đường Nguyễn Thái Học đến ngã ba Châu Thượng Văn, du khách sẽ nhìn thấy dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Dòng sông này được mệnh danh là sông Mẹ của tỉnh Quảng Nam.

>>> Xem thêm: 6 trải nghiệm nhất định phải thử khi du lịch Hội An

Lịch sử xây dựng Nhà Cổ Tấn Ký Hội An

Nhà cổ Tấn Ký Hội An được xây dựng vào năm 1741, thuộc thế kỷ 18. Toàn bộ khu nhà cổ là tài sản của một thương nhân người Hoa thời bấy giờ mang tên Lê Công. Qua nhiều thế hệ họ Lê, hậu duệ của ông đã chính thức đổi tên ngôi nhà là Tấn Ký. 

Đến nay, ngôi nhà cổ này đã tồn tại hơn 200 tuổi đời và được canh giữ bởi hậu duệ thứ 7 của nhà họ Lê. Dù nhà cổ trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, các đợt thiên tai. Thế nhưng, nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của một công trình kiến trúc cổ xưa một thời.

nhà cổ tấn ký hội an - lịch sử xây dựng nhà cổ

Nhà cổ Hội An đã chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử trong hơn 200 năm qua (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vào năm 1990, nhà cổ Tấn Ký chính thức được UNESS công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, nơi đây còn được nhà nước Việt Nam phong tặng Di tích lịch sử Quốc gia. Điều này giúp nhà cổ Tấn Ký trở thành công trình đầu tiên đạt được hai thành tích lớn trong cùng một lúc.

Kiến trúc nhà cổ Tấn Ký Hội An có gì đặc biệt?

Vì thuộc quyền sở hữu của một thương nhân người Hoa nên Nhà cổ Tấn Ký Hội An mang đậm lối kiến trúc Trung Hoa cổ. Thế nhưng, công trình kiến trúc này vẫn phảng phất lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Chính sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nền kiến trúc Á Đông đã mang đến một tổng thể đặc sắc, độc đáo cho nhà cổ. Trên dải đất hình chữ S, bạn sẽ khó tìm thấy lối kiến trúc nào tương tự như nhà cổ Tấn Ký.

Book tour giá rẻ:Tour Đà Nẵng Hội An 4N3Đ

Kiến trúc Việt Nam truyền thống

Mặc dù sở hữu nét đặc trưng của lối kiến trúc Trung Hoa nhưng nhà cổ Tấn Ký Hội An vẫn giữ điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Minh chứng rõ nét nhất chính là ngôi nhà cổ được chia thành 3 gian nhà chính. Phần mái được lợp theo ngói Âm - Dương nhằm đảm bảo sự hòa hợp phong thủy cho chính ngôi nhà. Bên cạnh đó, những cột, kèo, xuyên, trính không dùng đinh ghép mà chúng tự khớp với nhau qua các mối nối. 

Những họa tiết bên trong được chạm khắc vô cùng tinh xảo với các linh vật mang đậm văn hóa Việt như: Quả lựu, trái bí đỏ, đầu rồng đuôi cá, quả đào, trái bí đỏ,... Những hình ảnh linh vật này chính là biểu tượng sự giàu sang, sung túc, thịnh vượng trong truyền thống dân gian.

nhà cổ tân kỳ hội an - kiến trúc việt nam truyền thống

Kiến trúc truyền thống Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất chính là phần mái lợp theo phong cách Âm - Dương (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Gỗ chính là chất liệu chủ đạo để xây dựng nên ngôi nhà cổ Tấn Ký Hội An. Phần kèo và sườn được làm từ gỗ Lim - loại gỗ quý hiếm. Còn các gian cửa chính đều làm bằng  gỗ mít - loại gỗ bền chặt với thời gian. Ngoài ra, gạch lót sàn và đá quý trang trí ngoại thất đều được nhập về từ Bát Tràng, Thanh Hóa,... Đây cũng lý do mà tại sao ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi này vẫn “sống mãi” với thời gian.

Kiến trúc cổ Nhật Bản 

Phòng khách chính là nơi thể hiện rõ nét nhất lối kiến trúc Nhật Bản. Đây là khu vực duy nhất xây dựng theo phong thủy 5 mệnh ngũ hành, bao gồm: Kim, Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc. Mặt khác, mái ngói được lợp theo phong cách âm dương hòa hợp. Điều này mang đến không khí mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

>>> Xem thêm: Điểm danh những kiến trúc cổ hấp dẫn du lịch ở Hội An

Kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa

Điểm đặc sắc của nhà cổ Tấn Ký Hội An chính là kiến trúc hình ống khói và những căn phòng mang đậm sắc màu Trung Hoa. Không giống với các nhà cổ khác ở Việt Nam, toàn bộ ngôi nhà cổ Tấn Ký Hội An hoàn toàn không có cửa sổ. Thế nhưng, một điều lạ kỳ là không khí của các gian phòng vô cùng thoáng mát và không hề ngột ngạt. Đây được xem là “tinh hoa” của các kiến trúc Trung Hoa.

nhà cổ tấn ký hội an - kiến trúc trung hoa

Xây dựng chiếc giếng trời giữa gian nhà giúp ngôi nhà hấp thụ mọi ánh sáng tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ở giữa gian nhà được thiết kế một chiếc giếng trời lớn. Điều này vừa giúp ngôi nhà hấp thụ mọi ánh sáng tự nhiên vừa có công dụng hút gió, tạo nên không gian thoáng mát.

Vị trí đắc địa của nhà cổ Hội An

Bên cạnh độ giàu có, hưng thịnh của gia chủ ngôi nhà thì còn phải kể đến vị trí phong thủy đắc địa nhất phố cổ Hội An. Ngôi nhà tọa lạc ngay trên đường Nguyễn Thái Học sầm uất, nhộn nhịp nhất Hội An. Mặt tiền sau của tòa nhà tựa vào bờ sông Hoài mộng mơ. Điều này vô cùng phù hợp để vận chuyển hàng hóa trên sông. Không ngoa khi nói gia chủ họ Lê là người có “tầm nhìn xa trông rộng” khi lựa chọn xây nhà tại vị trí đắc địa nhất phố cổ.

Khuyến mãi HOT:Tour du lịch Hội An Đà Nẵng 3N2Đ

Giá vé và giờ giấc hoạt động của nhà cổ Tấn Ký Hội An

Giá vé tham quan nhà cổ Tấn ký Hội An

  • Đối với người lớn, giá vé tham quan nhà cổ là 35.000 VNĐ/người.

  • Miễn phí vé vào cổng đối với trẻ em dưới 10 tuổi

Lưu ý: Mỗi khách tham quan có thời lượng tham quan nhà cổ Tấn Ký là 20 phút. Trong trường hợp bạn đi theo nhóm 8 người trở lên thì sẽ nhận được ưu đãi là màn thuyết minh miễn phí trong suốt chuyến tham quan.

Giờ giấc mở cửa

Nhà cổ Tấn Ký sẽ mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật qua hai khung giờ cụ thể:

  • Từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa

  • Từ 13 giờ 30 phút trưa đến 17 giờ 45 phút chiều tối

Nhà cổ Tấn Ký Hội An - Nơi lưu giữ các món đồ cổ quý giá

Ngoài lối kiến trúc đa văn hóa, nhà cổ Tấn Ký Hội An còn là nơi lưu giữ nhiều hoành phi, liễn đối cổ kính mang đậm dấu ấn thời gian, có thể kể đến như: “Tâm thường thái (có ý nghĩa là sự tĩnh lặng trong tâm hồn), “Tích đức lưu tôn” (mang ý nghĩa dạy bảo con cháu phải luôn lưu giữ đức tính tốt cho các thế hệ sau).

Đặc biệt nhất là bộ liễn đối “Bách Điểu” được viết bằng 100 nét chữ, mỗi đường nét đều tựa như rồng bay phượng múa. Đây chính là bộ liễn được nhiều nhà khảo cổ đánh giá là độc đáo, có “1-0-2” ở Việt Nam.

nhà cổ tân ký hội an - những món đồ cổ ở nhà cổ

Những hiện vật cổ được trưng bày vô cùng đẹp mắt tạo nên không gian sang trọng, tao nhã cho cả ngôi nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Khi bước vào gian nhà đầu tiên, bạn sẽ nhìn thấy rõ nét những hiện vật cổ và thuyền buồm được trưng bày cẩn thận. Đó đều là những biểu tượng tiêu biểu về một Hội An sầm uất, nhộn nhịp từ 400 năm về trước.

Ở khu vực phòng khách là không gian trưng bày những cổ vật quý giá phảng phất dấu hiệu của thời gian. Giữa hai bên góc nhỏ xinh của ngôi nhà cổ là nơi bày bán các món quà lưu niệm dễ thương, nhỏ nhắn. Du khách có thể mua về làm quà tặng cho người thân, bạn bè nhân dịp đến Hội An.

Tuy nhiên, cổ vật quý giá nhất trong gian nhà cổ chính là “Chén Khổng Tử”. Món đồ cổ này đã tồn tại từ 500 - 600 năm về trước, gắn liền với tích xử về Khổng Tử. Bạn sẽ không tìm được chiếc chén thứ hai nào ở Việt Nam có họa tiết độc đáo như thế.

nhà cổ tân ký hội an - lưu giữ những món đồ quý

"Chén cổ Khổng Tử" là món đồ cổ quý giá nhất trong nhà cổ Tấn Ký Hội An (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>>> Xem thêm: Những món quà tạo nên đặc trưng cho du lịch Hội An

Những địa điểm du lịch gần nhà cổ Tấn Ký Hội An

Sau khi hoàn thành chuyến tham quan, du khách có thể đến một số địa danh gần nhà cổ Tấn Ký Hội An. Dưới đây là một số địa danh nổi bật mà bạn nên cân nhắc.

Chùa Cầu

Chùa Cầu luôn là điểm đến được đông đảo các bạn trẻ “săn đón” khi có dịp đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu sở hữu lối kiến trúc Việt Nam truyền thống với mái ngói âm dương đặc trưng. Chùa Cầu được xây dựng tựa như một chiếc cầu nằm bắc qua sông Hoài thơ mộng. Đối với những người con đất Hội An, nơi đây đã gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ. Không ngoa khi nói chùa Cầu là chứng nhân lịch sử khi đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm của thời gian.

nhà cổ tấn ký hội an - chùa cầu

Chùa Cầu sở hữu phong cảnh hữu tình, lãng mạn nhưng không kém phần cổ kính, thanh tao (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

  • Địa chỉ: Số 186 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

  • Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/người (khách Việt Nam), 100.000 VNĐ/người (khách quốc tế).

  • Giờ giấc hoạt động: 9:00 - 22:00.

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến được xem là nơi chốn tâm linh và thiêng liêng nhất ở phố cổ Hội An. Hội quán này chủ yếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hằng năm, hội quán Phúc Kiến đã thu hút nhiều du khách đến hành hương, chiêm bái cũng như tham quan hội quán.

nhà cổ tân ký hội an - hội quán phúc kiến

Hội quán Phúc Kiến là điểm đến hành hương thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Vì đây là danh thắng được xây dựng bởi người Hoa nên lối kiến trúc của hội quán đều mang đậm màu sắc Trung Hoa. Nổi bật nhất chính là bảng hiệu có dòng chữ Hán, lồng đèn đỏ treo cao, các hoa văn màu vàng được chạm khắc tinh xảo. Hội quán không cách quá xa nhà cổ Tấn Ký Hội An nên du khách có thể ghé thăm hội quán sau khi hoàn tất tham quan. 

  • Địa chỉ: Số 46 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam.

  • Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/người (khách Việt Nam), 150.000 VNĐ/người (khách quốc tế).

  • Giờ giấc hoạt động: 7:00 - 18:00.

>>> Xem thêm: Du lịch Hội An có gì khiến nhiều du khách phải trầm trồ mê mẩn?

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh là một trong những điểm đến hàng đầu trong các tour du lịch Hội An. Đây chính là nơi lưu giữ và trưng bày đa dạng các hiện vật cổ độc đáo thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. Khi tham quan bảo tàng, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu, khám phá về nếp sống xã hội, phong tục tập quán, tư duy thẩm mỹ,... của dân cư cổ từng sống trên vùng đất Hội An.

nhà cổ tấn ký hội an - Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh là nơi lưu giữ hiện vật của dân cư Sa Huỳnh - Những người từng sinh sống ở vùng đất Hội An (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

  • Địa chỉ: Số 149 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam.

  • Giờ giấc hoạt động: 7:00 - 21:00 (mở cửa tất cả các ngày trong tuần).

  • Giá vé tham quan: 80.000 VNĐ/người (khách Việt Nam), 150.000 VNĐ/người (khách quốc tế).

Những kinh nghiệm tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An

Để có một chuyến tham quan nhà cổ Tấn Ký Hội An trọn vẹn, du khách cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Trong quá trình tham quan, du khách hạn chế tạo tiếng ồn. Bởi vì, tầng dưới nhà cổ được mở cửa để công chúng tham quan. Thế nhưng, các tầng trên vẫn còn gia đình gia chủ sinh sống. Chính vì vậy, bạn nên giữ phép lịch sử để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ.

  • Tránh gây hư hại cho các cổ vật quý hiếm.

  • Tuyệt đối không chạm tay vào hiện vật.

  • Sau khi tham quan toàn bộ nhà cổ, du khách có thể ghé qua quầy lưu niệm để mua quà về cho gia đình, bạn bè.

>>> Xem thêm: Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm – Đảo ngọc Hội An

Hội An không chỉ sở hữu biển xanh, cát trắng mà nơi đây còn lưu giữ nhiều các khu di tích cổ mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, Nhà cổ Tấn Ký Hội An chính là một ví dụ điển hình. Dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử nhưng nhà cổ vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp cổ kính vốn có. Không ngoa khi nói nhà cổ Tấn Ký là một trong những biểu tượng “vượt thời gian” của Hội An. Nếu bạn trót dành tình cảm đặc biệt cho vùng đất này, hãy nhấc máy gọi về hotline 1900 3398 của Vietnam Booking để được tư vấn miễn phí tour du lịch Hội An giá rẻ nhé! Đội ngũ nhân viên Vietnam Booking sẽ hỗ trợ miễn phí quý khách về lịch trình tham quan, giá tour.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ TOUR DU LỊCH HỘI AN

175 lượt xem | Dương Mỹ Linh
Messenger
Messenger
Whatsapp
Whatsapp
18000061
18000061
Gửi Mail
Gửi Mail