- Dinh Chúa đảo – Nơi chứa đựng lịch sử Côn Đảo Dinh Chúa đảo – Nơi chứa đựng lịch sử Côn Đảo
- Nhà Công Quán – Kiến trúc Pháp duy nhất còn sót lại tại Côn Đảo Nhà Công Quán – Kiến trúc Pháp duy nhất còn sót lại tại Côn Đảo
- Cầu Ma Thiên Lãnh – Chứng nhân lịch sử đau thương Cầu Ma Thiên Lãnh – Chứng nhân lịch sử đau thương
- Cầu tàu lịch sử 914 – Biểu tượng thiêng liêng của Côn Đảo Cầu tàu lịch sử 914 – Biểu tượng thiêng liêng của Côn Đảo
- Nghĩa trang Hàng Dương, bản hùng ca bi tráng Nghĩa trang Hàng Dương, bản hùng ca bi tráng
- Lưu ý khi ghé thăm địa danh linh thiêng tại Côn Đảo Lưu ý khi ghé thăm địa danh linh thiêng tại Côn Đảo
Ngoài tắm biển, lặn ngắm san hô hay xem rùa biển, những địa danh lịch sử văn hóa cũng là nét ấn tượng làm nên tên tuổi khi đi tour Côn Đảo. Cùng Vietnam Booking ghé thăm 5 di tích của Côn Đảo nổi tiếng gắn liền với lịch sử của hòn đào này và bắt đầu hành trình khám phá đảo thiêng.
Côn Đảo điểm đến hấp dẫn cho hè này. Nguồn ảnh: Internet
Dinh Chúa đảo – Nơi chứa đựng lịch sử Côn Đảo
Được xây dựng trong những năm 1862 đến năm 1876, trong 113 năm cai trị của thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Dinh Chùa Đảo là nơi ở của 53 đời chúa Côn Đảo, cũng như cơ quan đầu não cai trị vùng đất này.
Dinh thự của Chúa đảo. Nguồn ảnh: Internet
Từ Dinh thự chúa đảo, những mệnh lệnh, âm mưu quan trọng nhằm đày ải nhân dân trên đảo và người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ được ban hành. Trái với cuộc sống cơ cực lầm than của nhân dân ta là cuộc sống xa hoa, giàu có của chủ nhân Dinh thự này.
Với tổng diện tích 18.600m2, bao gồm nhiều công trình, Dinh Chúa đảo ngày nay mang một giá trị lịch sử quan trọng đối với người dân Côn Đảo nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Một góc nhà tù trong khu Dinh thự. Nguồn ảnh: Internet
Từ năm 2000 đến nay, chính quyền địa phương Côn Đảo đã thu thập được 266 hiện vật, 542 tư liệu hình ảnh và hàng ngàn hồ sơ của tù chính trị Côn Đảo và được trưng bày tại khu di tích này.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử oai hùng của huyện đảo xinh đẹp, hãy đến thăm Dinh thự chúa đảo cũng như Bảo tàng Côn Đảo và Nhà tù Phú Hải và những di tích của Côn Đảo để cảm nhận những dấu tích chẳng thể xóa nhòa ấy.
Địa chỉ: đường Tôn Đức Thắng, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu
Giờ mở cửa: 8h00 – 17h00
Vé vào cửa: 20.000Đ
Nhà Công Quán – Kiến trúc Pháp duy nhất còn sót lại tại Côn Đảo
Thuộc khu Dinh Chúa đảo, Nhà Công quán mang cho mình nét khác biệt không pha lẫn giữa không gian của kẻ cai trị tàn bạo. Được xây dựng từ cuối thế kỉ 19, với diện tích 150m2, Nhà Công quán với lối kiến trúc Pháp cổ điển, nằm khiêm tốn dưới bóng cây bàng xanh mát. Thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ dùng nơi này để tiếp đón khách công vụ đến Côn Đảo.
Khung cảnh nên thơ bên bờ biển của Nhà Công Quán. Nguồn ảnh: Internet
Nơi đây cũng là nơi trưng bày kỉ vật của nhạc sĩ Pháp tài hoa. Nguồn : Internet
Nhà Công Quán cũng là nơi nhạc sĩ đại tài của Pháp Camille Saint Saens đã ở một tháng. Trong thời gian được tiếp đãi như thượng khách tại Côn Đảo, ngắm nhìn cảnh đẹp của hòn đảo này và chứng kiến cảnh khổ sai của người tù Việt Nam đã thôi thúc ông hoàn tất vở nhạc kịch Brunechilda và gửi thư đến Chúa đảo với thông điệp nổi tiếng: “Ở nơi nào cái đẹp được tôn vinh, cái xấu tự lùi bước thì chẳng cần cai trị”
Cầu Ma Thiên Lãnh – Chứng nhân lịch sử đau thương
Được xây dựng vào năm 1930 để phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa của Thực dân, cầu Ma Thiên Lãnh là chứng nhân lịch sử bi thương của vùng đất Côn Đảo. Để hoàn thành công trình này đã có hơn 300 tù nhân phải bỏ mạng vì bị thực dân đánh đập, hối thúc. Cái tên Ma Thiên Lãnh được đặt cho hai hố cầu xây dựng dang dở bằng chính xương máu của hàng trăm người dân. Ma Thiên Lãnh ngày nay chỉ còn là di tích nhưng câu chuyện thương tâm vẫn còn mãi với thời gian.
Di tích Cầu Ma Thiên Lãnh. Nguồn ảnh: Internet
Địa chỉ: Cách trung tâm đảo 3km về phía Tây Bắc, gần cổng vào Vườn Quốc ga Côn Đảo.
>> Xem thêm: Danh sách Khách sạn Côn Đảo giá rẻ chỉ từ 239k
Cầu tàu lịch sử 914 – Biểu tượng thiêng liêng của Côn Đảo
Là một biểu tượng đặc trưng của Côn Đảo, là di tích của Côn Đảo quan trọng nhất, Cầu tàu 914 được xây dựng từ năm 1873, dài 107m từ Dinh Chúa Đảo chạy ra tới vịnh Côn Sơn. Người dân Côn Đảo giải thích số 914 hay 915 của tên cầu là số người đã bỏ mạng để xây cây cầu này.
Cầu tàu lịch sử 914. Nguồn ảnh: Internet
Cầu Tàu nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: Internet
Để xây dựng nên cầu tàu này, người tù nhân phải vận chuyển đá từ Núi Chúa về đến vịnh. Nếu như không chết vì bị đá đè thì cũng chết vì bị cai ngục đánh. Những kí ức đau thương ấy vẫn còn lưu giữ trên từng viên đá của cầu tàu này đến tận ngày nay.
Cũng từ Cầu Tàu 914, các chiến sĩ yêu nước là tù chính trị ở Côn Đảo mới có được tài liệu, sách báo tiến bộ, những chỉ thị, nghị quyết từ Trung ương Đảng Cộng Sản. Sợi dây liên lạc ấy quý báu hơn bao giờ hết, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.
Và cũng tại Cầu tàu 914 này đã chứng kiến thời khắc cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ vĩ đại tung bay trên Côn Đảo, đặt dấu chấm hết gần 1 thế kỷ “ Địa ngục trần gian” trên hòn đảo này. Ngày nay, cầu tàu 914 là điểm đến không thể bỏ qua trong và là nơi cập bến của tàu cá Côn Đảo sau những ngày lênh đênh trên biển.
Nghĩa trang Hàng Dương, bản hùng ca bi tráng
Đến với Côn Đảo nhất định bạn phải đến viếng nghĩa trang Hàng Dương, như tấm lòng thành kính đối với những người đã ngã xuống cho thế hệ sau được sống hạnh phúc. Trong suốt 113 năm chịu sự cai trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hơn 20.000 người đã chết vì bị tra tấn tàn bạo tại “ địa ngục trần gian” Côn Đảo, đã an nghỉ tại nghĩa trang Hàng Dương. Đến năm 1992, nghĩa trang lớn nhất Côn Đảo này mới được xây dựng và cải tạo lại, với gần 2000 phần mộ chia thành 4 khu A, B, C, D nhưng chỉ 793 phần mộ được xác định danh tính. Nghĩa trang Hàng Dương cũng là nơi yên nghỉ của nhà yêu nước nổi tiếng như: Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, nữ anh hùng Võ Thị Sáu…
Cổng Nghĩa trang Hàng Dương. Nguồn ảnh: Internet
Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Nguồn ảnh: Internet
Nghĩa trang Hàng Dương yên bình và tĩnh lặng. Nguồn ảnh: Internet
Điều đặc biệt chỉ có ở nghĩa trang Hàng Dương đó là khách chỉ đến viếng mộ vào ban đêm. Vào khoảng 12h đêm, khi ngọn đèn nhỏ của mỗi phần mộ sáng lấp lánh hòa với âm thanh du dương của những bản nhạc tại nghĩa trang, từng dòng người đến thắp hương viếng mộ của anh hùng dân tộc. Người ta tin rằng vào thời điểm giao thoa giữa cõi âm và cõi dương là lúc họ có thể liên hệ được với người đã khuất, vì vậy mà mỗi đêm, người dân địa phương và khách du lịch đến với nghĩa trang Hàng Dương ngày một đông.
Nghĩa trang Hàng Dương về đêm. Nguồn ảnh: Internet
Địa chỉ: trên đường Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu
Thời gian mở cửa: Cả ngày
Bạn có thể xem thêm chi tiết: Các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Côn Đảo
Lưu ý khi ghé thăm địa danh linh thiêng tại Côn Đảo
- Với ý nghĩa lịch sử văn hóa linh thiêng đặc biệt, khi ghé thăm 5 danh thắng trên, bạn phải đảm bảo trang phục thật lịch sự, đi nhẹ nói khẽ với tác phong nghiêm túc nhất nhé.
- Đa số các điểm đến du lịch văn hóa của Côn Đảo đều miễn phí vào cửa nhưng vẫn có vài nơi thu vé vào cửa như khu Bảo tàng Côn Đảo, Dinh chúa đảo, nhà tù Côn Đảo… giá vé không quá mắc chỉ từ 10.000đ – 20.000đ thôi.
- Vì những di tích trên đã có từ thế kỉ 19, nên sẽ được tu sửa thường xuyên, để chắc chắn mình không đến đúng lúc di tích đang được sửa chữa, bạn hãy hỏi dân địa phương trước khi đến tham quan nhé.
- Côn Đảo là vùng đất linh thiêng, thanh bình và yên tĩnh đến kinh ngạc, nếu bạn cảm thấy sợ đi một mình hãy đi theo đoàn hay viếng thăm vào ban ngày những điểm di tích trên.
Ghé thăm những di tích của Côn Đảo trên, hy vọng sẽ là trải nghiệm thú vị trong hành trình du lịch Côn Đảo 2 ngày 1 đêm của bạn. Nếu muốn đặt vé máy bay giá rẻ hay phòng khách sạn cũng như tour du lịch Côn Đảo, bạn có thể gọi hotline 1900 636 167 để được tư vấn miễn phí.