Du lịch Bình Dương được biết đến là một tỉnh khá nổi tiếng với hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống như sơn mài, gốm, đúc đồng và chạm khắc…Tuy nhiên, trong số các làng nghề kể trên thì làng nghề gốm sứ là một trong số các làng nghề tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Và khi nhắc đến gốm thủ công của Bình Dương thì hầu hết người ta sẽ nghĩ đến “Lò lu Đại Hưng”, một địa chỉ làm gốm có lịch sử trên 150 năm, là nơi sản xuất và bảo tồn nghề gốm truyền thống.
Bên trong lò gốm thủ công cổ nhất Bình Dương
Đôi nét về lò lu Đại Hưng
Lò gốm cổ Đại Hưng, hay thường được người dân và khách du lịch trong nước quen gọi là Lò lu Đại Hưng nằm ở xã Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về phía bắc. Và cái tên “Lò lu” cũng xuất phát từ một lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ… dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và phục vụ cho đời sống xưa.
Làng lu Đại Hưng là làng gốm hơn 150 tuổi ở Bình Dương - Ảnh minh họa
Ngày nay, dù chịu ảnh hưởng của công nghiệp hóa nhưng lò lu Đại Hưng hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với các sản phẩm nghề đặc trưng vốn có. Được biết, lò lu Đại Hưng cũng là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m2.
Lò lu Đại Hưng có lịch sử ra đời trên 150 năm bởi người chủ sáng lập đầu tiên là một người Hoa gốc Quảng Đông, Trung Quốc, trong khoảng thế kỷ 17-18. Và từ đó đến nay, lò lu Đại Hưng đã trải qua nhiều thăng trầm, với nhiều đời chủ.
Nghề làm gốm ở làng lu Đại Hưng được xem là một nghề truyền thống cần bảo tồn - Ảnh minh họa
Và trong quá trình hoạt động của mình thì lò lu Đại Hưng cũng đã có những quãng thời gian khó khăn tưởng chừng phải đóng cửa và ngừng sản xuất. Cơ sở cũng đã từng suýt bị giải thể vì bị cho rằng gây ô nhiễm đến môi trường nhưng may mắn là vẫn được du lịch Bình Dương giữ lại với quan điểm bảo tồn làng nghề truyền thống.
Tháng 10/2006, Lò lu Đại Hưng được nhiều khách du lịch giá rẻ biết đến hơn khi được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Tìm hiểu về sản phẩm của làng lu Đại Hưng
Sản phẩm của Đại Hưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng, thiết thực cho đời sống của những người làm nông – ngư nghiệp như các loại nồi niêu, chén, bát…và ở làng lu Đại Hưng không sản xuất hàng gốm mỹ nghệ.
Mỗi ngày trung bình lò xuất xưởng khoảng 300 sản phẩm các loại, tiêu thụ nhiều ở các tỉnh miền Tây, Campuchia và cả Thái Lan..Thông thường, các sản phẩm sẽ được chuyển đến nơi tiêu thụ theo đường giao thông thuỷ.
Đốt lò bằng củi cũng là một nét đặc trưng của lò lu Đại Hưng - Ảnh minh họa
Trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, Lò lu Đại Hưng vẫn giữ được những phương thức sản xuất theo lối thủ công truyền thống, đó là cách nặn gốm bằng tay, chất đốt bằng củi, màu sắc cổ điển, nguyên vật liệu khai thác tại địa phương...
Đất sét, nguyên liệu chính của sản phẩm thường được các chủ lò mua sẵn với số lượng lớn. Trước khi đưa vào sản xuất, đất phải được phơi nắng cho rỏ phèn, rồi ngâm qua hai lần nước, lọc lấy phần nhựa, sau đó nhồi cho thật nhuyễn, được gọi là hồ.
"Tre già măng mọc" - trẻ em được học nghề gốm từ khi còn rất nhỏ - Ảnh minh họa
Các sản phẩm sau khi nặn thành hình sẽ được phơi khô, kiểm tra và xếp vào lò nung. Lò nung Đại Hưng là kiểu lò bao truyền thống, với hình cuốn như vỏ sỏ úp nối nhau từ thấp đến cao. Ở làng lu Đại Hưng có tổng cộng 15 lò, căn đầu tiên là nơi mồi lửa, nhiên liệu đốt là củi. Sau khi xếp tất cả sản phẩm vào lò, các cửa lò sẽ được xây trám, bịt kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ – gọi là mắt lò, để những người thợ tiếp củi vào và quan sát lửa. Lò được đốt ở nhiệt độ 1200 độ C, trong khoảng thời gian từ 4-6 tiếng.
Và điều lạ kì mà ít nơi nào có được ở làng lu Đại Hưng là thế hệ sau vẫn cần mẫn tiếp nối đời trước, những người thợ chăm chỉ gắn bó với những khuôn đất, nhào nặn nên những sản phẩm hữu ích cho đời. Góp phần giữ gìn và bảo tồn một nét văn hóa đặc sắc của người Việt xưa.