Người Trung Quốc gọi Tết Nguyên Đán là Xuân Tiết, đây được xem là lễ hội lớn nhất trong năm và cũng là kì nghỉ kéo dài nhất (từ ngày 1/1 âm lịch đến 15/1 âm lịch). Người Trung Quốc rất coi trọng lễ hội này và xem đây như là dịp sum họp ý nghĩa nhất trong năm. Chính vì thế, họ chuẩn bị khá chu đáo cho những ngày Tết, những chiếc đèn lồng đỏ, những câu đối liễn màu vàng được trang trí ở hầu hết các gia đình, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc cả năm.
Du lịch Trung Quốc Tết Nguyên Đán, bạn sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt đón Tết của người Trung Quốc và được tham gia những lễ hội mừng xuân vô cùng hoành tráng. Người Trung Quốc thường chào đón năm mới bằng một bữa ăn sum họp đầy đủ các thành viên trong gia đình. Và dĩ nhiên, trong các bữa ăn đó sẽ không thể thiếu các món mỳ, cá nguyên con, quýt – những món ăn này tượng trưng cho sự vĩnh cửu, đủ đầy trong năm mới.
Người Singapore cũng đón Tết Nguyên Đán cùng thời điểm với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Những ngày đầu năm mới ở Singapore, mọi người dành cho nhau những lời chúc ý nghĩa, tặng cho các thành viên trong gia đình những bao lì xì với mong muốn may mắn, phát tài. Sau khi chúc Tết, mọi người sẽ cùng dùng chung bữa ăn đầu năm mới, tượng trưng cho sự đầm ấp, sung túc cả năm. Món ăn truyền thống vào dịp Tết Nguyên Đán ở Singapore chính là món tang yuan (bánh trôi tàu). Ngoài ra còn có các món ăn ngon miệng khác như: Yusheng, Chang shou mian, Pencai, thịt khô Bak Kwa…
Du lịch Singapore Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được tham gia 3 lễ hội lớn nhất mùa xuân: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay… Thời gian diễn ra các lễ hội kéo dài từ ngày 1/1 đến ngày 15/1 âm lịch.
Phong tục đón Tết của người Triều Tiên cũng tương tự người Hàn Quốc. Vào dịp này, người Triều Tiên cũng sum họp cùng gia đình, chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết, dọn dẹp nhà cửa và đi chúc Tết người thân. Ngày đầu năm mới, các thành viên trong mỗi gia đình ở Triều Tiên cùng nhau quây quần và dùng món canh bánh gạo như người Hàn Quốc.
Cũng như nhiều quốc gia ở Châu Á, Mông Cổ cũng đón năm mới vào những ngày đầu năm âm lịch. Đây là một trong những mùa lễ hội lớn nhất của người Mông Cổ, họ thường tụ họp tại nhà của người lớn tuổi nhất vùng rồi cùng nhau trò chuyện, ăn uống. Một phong tục đặc biệt của người Mông Cổ trong ngày Tết đó là uống trà trong đêm giao thừa. Chén trà đầu tiên người Mông Cổ sẽ được vẩy tứ phương – như một hình thức cúng trời đất, chén thứ hai sẽ dành cho gia chủ và những chén tiếp theo sẽ dành cho các thành viên gia đình.
Tết Nguyên Đán chính là Tết cổ truyền của người Việt, là lễ hội lớn nhất trong năm và cũng mang ý nghĩa sum họp, đoàn viên. Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam bắt nguồn từ ngày Tết của người Trung Quốc, qua nhiều năm những phong tục Tết ngày càng mang bản sắc dân tộc. Những ngày đầu năm, người Việt thường tụ họp lại cùng quây quần làm bánh Chưng, bánh Tét và mâm cỗ ngày xuân. Bữa ăn gia đình và chúc Tết những người lớn tuổi là một phong tục không thể thiếu trong các gia đình Việt.
Ngày nay, sau những ngày xuân ý nghĩa, người Việt còn dành thời gian để đi du lịch, du xuân khắp nơi để tận hưởng một kì nghỉ ý nghĩa đầu năm. Người Việt thường dành thời gian để trải nghiệm các tour du lịch nước ngoài hoặc tham quan những điểm du lịch nổi tiếng trong nước.